Nhắc đến tia UV có lẽ chúng ta đã không còn quá xa lạ khi mà Việt Nam chúng ta là một nước nhiệt đới, có số giờ nắng nhiều và cường độ cao. Mà tương ứng với cường độ ánh sáng mạnh thì chỉ số tia UV cũng càng lớn. Cụ thể tia UV có hại như thế nào? Chúng ta cần nắm bắt được thông tin này để kịp thời áp dụng ngay những biện pháp chống tia UV, bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân của mình ngay cả khi ở trong nhà và khi đi ra ngoài. Muốn vậy, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của Hoàng Duy để hiểu hơn về tia UV và cách phòng chống tia UV hiệu quả nhé.
Tìm hiểu về tác hại của tia UV
Nội dung bài viết
Tia UV là gì? Các loại tia UV
Muốn biết tia UV có hại như thế nào thì trước hết chúng ta cần nắm được xem tia UV là gì? Tia UV hay nó còn được biết đến với những tên gọi như tia tử ngoại hay tia cực tím. Tia UV có tên tiếng Anh là Ultraviolet, đây là một loại sóng điện từ nhưng nó có bước sóng từ 400 – 100 nm và năng lượng đạt 3,1 – 12,4 eV. Bước sóng của tia UV ngắn hơn so với bước sóng của ánh sáng mà chúng ta vẫn nhìn thấy nhưng bước sóng này lại dài hơn bước sóng của tia X.
Phổ của tia cực tím bao gồm thành tử ngoại gần, có bước sóng từ 380 – 200 nm và tử ngoại xạ (hay việc phân loại tia UV. Trên thực tế hiện nay, tia cực tím được chia thành 3 loại:
Các loại tia UV và đặc điểm của chúng
- Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A): có đến 95% trong ánh nắng mặt trời đều là tia UVA. Nhóm này có bước sóng từ 380 – 315 nm, nó còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen. Nhóm tia UVA không bị tầng ozone hấp thụ và nó có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.
- Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B): bước sóng của tia UVB từ 315 – 280 nm và còn được gọi là sóng trung.
Tia UVA, UVB gây hại cho sức khỏe làn da và mắt của con người
- Nhóm UVC: tia UVC là một phần của tia UVB không tới được với trái đất do đã bị lọc qua bầu khí quyển. Bước sóng tia UVC ngắn hơn 280 nm và đây là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.
Mặt trời tỏa ra cả 3 nhóm tia này cho nên khi có ánh sáng mặt trời có nghĩa là cũng có tia cực tím. Tuy nhiên, do sự hấp thụ của tầng ozone và đặc điểm của tầng ozone đó là nó được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học với sự tham gia của tia UVC nên nhóm tia UVC sẽ bị tầng ozone hấp thụ. Với tình trạng thủng tầng ozone như hiện nay thì việc lọc tia UVB, UVC trở nên hạn chế hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà các nhóm tia UVB, UVC cũng đã dày đặc hơn trong ánh nắng mặt trời. Điều này gây ảnh hưởng không hề nhỏ cho sức khỏe của chúng ta.
Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím gây hại
Tia UV có hại như thế nào đối với sức khỏe của con người?
Tia UV là một thành phần có sẵn trong ánh sáng mặt trời. Về bản chất, tia UV hay tia cực tím là một loại tia có hại đối với cơ thể con người. Khi tiếp xúc với tia UV trong một thời gian dài thì nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da và giảm thị lực đối với mắt, làm giảm sức đề kháng của con người.
Vậy cụ thể thì tia UV có hại như thế nào? Loại tia cực tím này sẽ tác động vào lớp da khi thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nó sẽ tấn công vào lớp hạ bì, gây ra hiện tượng sạm đen và rám nắng da. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao sẽ tạo ra rất nhiều nếp nhăn, gây tổn thương cho da và nguy cơ cao dẫn đến ung thư da.
Bạn sẽ không thể lường trước được tác hại của tia UV nếu như không chủ động phòng chống
Đối với mắt, tia UV cũng là một mối đe dọa không thể xem thường. Bạn biết không, giác mạc của chúng ta sẽ phải hấp thu hầu hết các bức xạ của tia UV khi khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ gây ra các hiện tượng như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng thịt… Khi tiếp xúc với tia cực tím, có thể gây tổn thương tạm thời giác mạc và kết mạc, một lớp tế bào bao phủ bên trong mí mắt và lòng trắng của mắt. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được thông qua các triệu chứng thường xuyên xuất hiện như: đau mắt, chảy nước mắt, mắt nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng… Tuy nhiên, các triệu chứng này thường biến mất trong vòng 48 giờ nên đôi khi chúng ta chủ quan, bỏ qua.
Tia UV gây hại cho mắt
Những người làm việc và hoạt động thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất phải chịu những tác hại vô cùng nguy hiểm của tia UV. Nếu như bạn muốn tìm hiểu cụ thể về tác hại của từng nhóm tia UV thì hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây:
Tia UVA có khả năng thâm nhập vào tầng hạ bì của da, nó phá hủy các Collagen khiến cho làn da của chúng ta nhanh chóng bị lão hóa và gây ra các hư tổn khác trên da mặt.
Tia UVB có năng lượng cao hơn tia UVA và đây chính là thủ phạm gây nên tình trạng bị bỏng nắng, bị kích ứng hoặc ung thư da.
Tia UVC là loại tia có năng lượng cao nhất. Chính vì vậy mà loại tia này sẽ có lợi cho chúng ta. Tuy nhiên thì nhóm tia này lại bị tầng ozone và lớp khí quyển hấp thụ hoàn toàn, nên hầu hết các loại tia UV mà chúng ta ta cảm nhận được đó là tia UVA, UVB và đều gây ra những tác hại rất nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người.
Chỉ số tia UV an toàn
Mặc dù tia UV là loại tia hầu như gây hại cho sức khỏe của con người. Nó có nhiều trong ánh nắng mặt trời mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, với một liều lượng vừa phải tia UV thì nó cũng mang lại những lợi ích rất tích cực cho con người. Điển hình như hỗ trợ trong việc tổng hợp vitamin D, có vai trò diệt khuẩn và kích thích hoạt động của chính cơ thể.
Mức độ tia UV vừa phải hỗ trợ cơ thể hấp thụ vitamin D
Vậy chỉ số tia UV như thế nào là an toàn đối với sức khỏe? Hoàng Duy sẽ chia sẻ cho bạn về các chỉ số UV và mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của chúng ta.
- Chỉ số UV < 2: với chỉ số này, lượng bức xạ mặt trời ở mức thấp nên sẽ ít gây tác hại cho con người. Chỉ số này sẽ đạt được vào những lúc sáng sớm hoặc những ngày thời tiết mát mẻ nhiều mây.
- Chỉ số UV từ 3 đến 5: lượng bức xạ UV ở mức trung bình và nguy cơ gây tổn hại cho da thấp.
- Chỉ số UV từ 6 đến 7: lượng bức xạ mặt trời khá cao, có khả năng gây bỏng da sau 30 phút nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không bảo vệ da.
- Chỉ số UV từ 8 đến 10: lượng tia cực tím rất cao, nếu như tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong khoảng hơn 25 phút mà không có biện pháp bảo vệ da thì da của bạn sẽ bị bỏng. Ảnh hưởng đến mắt như rối loạn thị giác, giảm thị lực, chảy nước mắt nếu tiếp xúc với ánh nắng liên tục trong khoảng 6 giờ trở lên mà không đeo kính râm.
- Chỉ số UV > 10: với chỉ số này, lượng tia UV là cực kỳ lớn, chỉ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hơn 10 phút là bạn đã có thể có khả năng bị bỏng da.
Mách bạn cách phòng chống tia UV hiệu quả
Chống tia UV khi ra ngoài trời
Khi đã biết tia UV có hại như thế nào, chúng ta đều sẽ tìm cách để hạn chế ảnh hưởng của nó. Để có thể phòng chống được tia UV, khi đi ra ngoài chúng ta nên lựa chọn các trang phục chống nắng. chú ý lựa chọn những loại vải dày và có tỉ lệ cotton cao, vừa có khả năng phòng chống lại tác hại của tia cực tím, vừa dễ dàng thấm hút mồ hôi và hạn chế các dịch tiết trên bề mặt da.
Mặc áo chống nắng để ngăn cản bớt tia UV
Đeo kính râm khi ra ngoài trời: Bạn cần kiểm tra xem trên kính có ghi chỉ số chống tia UV hay không? Và tỷ lệ này là khoảng bao nhiêu phần trăm để cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Đừng quên đeo kính râm khi ra ngoài nhất là vào những ngày nắng gắt
Sử dụng kem chống nắng: nếu như bạn nghĩ khi đi ra đường chỉ cần che chắn cẩn thận mà không cần dùng kem chống nắng? Đó là một quan điểm sai lầm. Kem chống nắng là một trong những biện pháp hiệu quả trong việc bảo vệ da của bạn khỏi tác hại của tia UV. Nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế ra ngoài đường khi thời tiết quá nắng gắt.
Kem chống nắng – đồ dùng không thể thiếu cho ngày nắng
Nên uống đủ nước để bảo vệ da từ bên trong. Nước giúp cung cấp độ ẩm cho da để chống nắng hiệu quả, đảm bảo cơ thể có một sức khỏe tốt và tăng khả năng chống nắng cho da. Đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng, bạn nên bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể để tránh mất nước.
Chống tia UV cho nhà ở
Ngay cả khi ở trong nhà thì bạn vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tia UV. Chính vì vậy mà đừng quên áp dụng những biện pháp để chống tia UV cho ngôi nhà của mình.
Hiện nay, chúng ta có thể ứng dụng rất nhiều những giải pháp khác nhau để phòng chống tia UV cho nhà ở. Bạn có thể tham khảo việc lắp các rèm cửa để chắn ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà. Sử dụng các loại cửa chống tia UV. Và đặc biệt hơn là sử dụng decal dán kính chống nắng chống tia UV. Đây là biện pháp được nhiều gia đình hiện nay rất ưa chuộng vì hiệu quả mà nó mang lại vô cùng lớn. Chỉ với những tấm giấy dán lên bề mặt kính đơn giản, dễ dàng lắp đặt cho mọi vị trí trong ngôi nhà mà có tác dụng ngăn cản tác hại của tia UV hiệu quả. Ngoài ra, loại giấy này cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Một sản phẩm hiệu quả như vậy nhưng giá thành của nó hiện nay trên thị trường lại rất rẻ. Vì vậy, giấy dán kính chống tia UV rất phù hợp sử dụng cho những công trình có diện tích lớn và có nhiều cửa kính.
Sử dụng giấy dán kính chống tia UV an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Để tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm chống tia UV cho nhà ở hiệu quả – giấy dán kính chống tia UV, hãy đến với dán kính đẹp Hoàng Duy để chúng tôi tư vấn thông tin cho bạn. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, mọi người đã biết được tia UV có hại như thế nào. Đồng thời biết cách để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình và người thân một cách triệt để nhất.